top of page

Thiếc (Tins) là gì? Dữ liệu về Thiếc

Thiếc là một nguyên tố hóa học trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev, có ký hiệu là Sn và số nguyên tử là 50.



Thiếc có màu ánh bạc, nhiệt độ nóng chảy thấp (232 °C), rất khó bị oxy hóa, ở nhiệt độ môi trường thiếc chống được sự ăn mòn và người ta cũng tìm thấy chúng có mặt ở rất nhiều hợp kim. Nhờ đặc tính chống ăn mòn, người ta cũng thường tráng hay mạ lên các kim loại dễ bị oxy hóa nhằm bảo vệ chúng như một lớp sơn phủ bề mặt, như trong các tấm sắt tây dùng để đựng đồ thực phẩm.


Thiếc thông thường được khai thác và thu hồi từ quặng cassiterit, ở dạng Oxide. Thiếc là một thành phần chính tạo ra hợp kim đồng thiếc.


Khai thác, sản xuất


Thiếc được tạo ra qua quá trình S trong các sao khối lượng thấp đến trung bình (khối lượng từ 0,6 đến 10 lần khối lượng Mặt Trời). Nó phát sinh qua phân rã beta của các đồng vị nặng của indi.


Thiếc là nguyên tố phổ biến thứ 49 trong vỏ Trái Đất, với nồng độ 2 ppm so với 75 ppm của kẽm, 50 ppm của đồng, và 14 ppm của chì.


Thiếc không tồn tại ở dạng nguyên tố trong tự nhiên, vì vậy phải được chiết tách từ nhiều loại quặng khác nhau. Cassiterit (SnO2) là nguồn thiếc thương mại duy nhất, mặc dù một lượng nhỏ thiếc được phát hiện trong các dạng sulfide như stannit, cylindrit, franckeit, canfieldit, và teallit. Các khoáng thiếc luôn đi cùng với đá granit, thường chiếm khoảng 1% hàm lượng thiếc oxide.


Do thiếc oxide có tỷ trọng cao, khoảng 80% thiếc được khai thác ở dạng thứ sinh được tìm thấy ở hạ lưu các con suối. thiếc thường được phát hiện ở dạng hạt bị rửa trôi xuống hạ lưu suối trong quá khứ và lắng đọng trong các thung lũng hoặc dưới biển. Các phương pháp khai thác thiếc kinh tế nhất là xúc, rửa thủy lực hoặc khai thác lộ thiên. Hầu hết thiếc trên thế giới được sản xuất từ các mỏ sa khoáng, chúng có thể chứa ít nhất 0,015% thiếc.


Trữ lượng thiếc thế giới (tấn, 2011)

Quốc gia Trữ lượng

Trung Quốc 1.500.000

Malaysia 250.000

Peru 310.000

Indonesia 800.000

Brazil 590.000

Bolivia 400.000

Nga 350.000

Thái Lan 170.000

Úc 180.000

Other 180.000

Tổng 4.800.000


Khoảng 253.000 tấn thiếc được khai tác trong năm 2011, chủ yếu ở Trung Quốc (110.000 t), Indonesia (51.000 t), Peru (34.600 t), Bolivia (20.700 t) và Brazil (12.000 t). Ước tính sản lượng thiếc thay đổi có thể thay đổi do tác động của tính khả thi về mặt kinh tế và sự phát triển của công nghệ khai thác mỏ, nhưng với tốc độ tiêu thụ và công nghệ hiện tại, Trái Đất sẽ hết thiếc trong vòng 40 năm tới. Tuy vậy, Lester Brown đề xuất rằng thiếc có thể cạn kiệt trong vòng 20 năm tới dựa trên việc ngoại suy tăng trưởng sử dụng 2% mỗi năm.


Trữ lượng thu hồi kinh tế

Năm Triệu tấn

1965 4.265

1970 3.930

1975 9.060

1980 9.100

1985 3.060

1990 7.100

2000 7.100

2010 5.200


Thiếc phế liệu cũng là một nguồn kim loại quan trọng. Sự thu hồi thiếc qua sản xuất thứ cấp, hoặc tái chế thiếc phế liệu, đang tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã không khai thác từ năm 1993 và cũng không nung chảy thiếc từ năm 1989, nên đây là nước sản xuất thiếc phế liệu lớn nhất, họ tái chế gần 14.000 tấn trong năm 2006


Các mỏ mới được phát hiện ở miền nam Mông Cổ, và trong năm 2009, các mỏ thiếc mới cũng được phát hiện ở Colombia, bởi Seminole Group Colombia CI, SAS.


Sản xuất


Thiếc được sản xuất từ việc khử quặng oxide thiếc bằng cacbon hay than cốc trong lò lửa quặt hay lò điện.


Ứng dụng của Thiếc

  • Thiếc được dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng thép, vỏ hộp thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp không độc hại

  • Thiếc dùng chế tạo hợp kim Ví dụ: Hợp kim Sn-Sb-Cu (hay còn gọi là hợp kim babit) có tính chịu ma sát, dùng để chế tạo ổ trục quay. Hợp kim Sn-Pb có nhiệt độ nóng chảy thấp (1800C) dùng để chế tạo ra sản phẩm là thiếc hàn chống ăn mòn.

  • Thiếc chống được sự ăn mòn nên dùng để tráng lên bề mặt của các vật làm bằng thép, vỏ đựng thực phẩm; nước giải khát tạo nên vẻ thẩm mỹ và không hề độc hại

  • Chế tạo hợp kim từ thiếc như hợp kim babit (Sn-Sb-Cu); hợp kim Sn-Pb nóng chảy ở nhiệt độ 1800 nên để chế tạo ổ trục quay và thiếc hàn chống lại sự ăn mòn

  • Thiếc dùng trong trong hợp kim như chất hàn chì, thiếc bột; hộp thiếc, đồng thiếc, thiếc hàn asahi…

  • Sử dụng thiếc để chế tạo các đèn trong trang trí và nhiều đồ gia dụng khác….

  • Chế tạo kính lắp cửa bằng cách thả tấm kính chảy trên thiếc làm cho bề mặt của nó bằng phẳng

  • Kim loại đúc chuông là sự kết hợp của kim loại thiếc và đồng thiếc

  • Thiếc được dùng để mạ lên bề mặt những kim loại khác; bởi nó sẽ chống ăn mòn tốt


Nguồn: Nguồn thông tin: Wikipedia Nguồn dữ liệu: Investing.com Nguồn khác:

Comentários


Post: Blog2_Post

©2022 by Dữ liệu thị trường Hàng hóa. Proudly created with Wix.com

bottom of page